Mảnh trăng lưu lạc

Một tư tưởng, một cảm xúc méo mó có đáng lên án nếu tư tưởng và cảm xúc đó không biến thành hành vi sai trái?

15 năm trước, Saeki Fumi, một sinh viên 19 tuổi, gặp Kanai Sarasa 10 tuổi ở công viên trong cơn mưa rào. Có cảm giác em không có hoặc không muốn về nhà, cậu mời em về nhà cậu. Khi khám phá ra Fumi mất tích, cảnh sát truy tìm và buộc cho Fumi tội bắt cóc trẻ em, Sarasa bị trả về với gia đình dì (nơi em đã cố tình bỏ đi vì những nguyên nhân phim sẽ giải thích). 15 năm sau, Sarasa – nay đang chung sống với bạn trai – gặp lại Fumi và muốn quay lại với anh.

“Tư tưởng méo mó” mà phim đề cập đến là một vấn đề rất nhạy cảm, nếu chỉ là xu hướng giới tính/tính dục, có lẽ hầu hết chúng ta sẽ đều đồng ý (dù có cổ vũ hay phản đối trên phương diện pháp luật) đó là những vấn đề cá nhân, không ảnh hưởng đến xã hội và những người không liên quan. Nhưng vấn đề trong phim lại không đơn giản như vậy, mà là một xu hướng có lẽ hầu hết sẽ cho là sai, nhưng nếu đó chỉ là trong tư tưởng, không phải trong hành động, thì người ta có thể bị định tội, bị phán xét vì nó?

Đọc tiếp “Mảnh trăng lưu lạc”
%d người thích bài này: